Header Ads

Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm như thế nào?

Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm như thế nào?


Theo ICD10 có 10 dâu hiệu trầm cảm, và các nhà Tâm thần học Việt Nam thêm vào 2 dấu hiệu nữa là 12. Cùng Cách Giarm Stress tìm hiểu nhé

Biểu hiện lâm sàng của trầm cảm như thế nào?

Có 3 dấu hiệu chính;

1. Khí Sắc trầm, nét mặt buồn, ủ rủ, cám giác buồn rầu.
2. Mất quan tâm thích thú, mất hêt I hú vui, sinh hoạt, giải trí...
3. Giảm năng lượng, giảm hoạt động, chậm chạp.

Các dấu hiệu phụ:

4. Giảm tập trung chú ý.
5. Ý nghĩ tự ti, tự buộc tội và cảm thấy không xứng đáng.
6. Ý nghĩ chán nản, nhìn tương lai ảm đạm.
7. Cảm thây chán đời, muôn chết.
8. Ý tưởng và hành vi tự sát.
9. Khó ngủ, hay thức giấc về sáng, có người lại ngủ nhiều.
10. Ăn không ngon miệng, chán ăn.
11.   Hay đau nhức cơ thể.
12.   Dục năng giảm.

Trầm cảm lâm sàng là một hội chứng - một tập hợp các triệu chứng và những dâu hiệu thường xảy ra cùng nhau. ơ đây các biểu hiện điển hình được nhóm lại theo các mục, nhưng không phải tất cả các triệu chứng này đều phải có mặt. Các triệu chứng được phân ra trên các lĩnh vực:

Triệu chứng cảm xúc:

Bệnh nhân cảm thấy buồn rầu, u uất (khí sắc giảm, sắc diện u tôi, điều mà người ngoài có thề quan sát được) cảm thấy bất hạnh, nhìn tương lai ảm đạm. Họ cho rằng không có tương lai, cuộc sông chỉ là gánh nặng. Họ cảm thây mất thích thú và thờ ơ, đên không thực hiện các thói quen: xem phim, đọc sách, đi chơi..., không chăm sóc bản thân, không quan tám tới sông hay chết.

Trong trường hợp nhẹ bệnh nhân có thế còn đáp ứng vui lén với các tin tốt lành.
Trường hợp nặng phan ứng thường là không vui, không giao lưu.

Triệu chứng cơ thể:

Giám thích thú ăn uóng, đặc biệt trong trường hợp nặng người ta có thê chết đói hoặc mất nước. Ngược lại có một sô lại ăn nhiều, tăng cân.

Rối loạn dục năng thường gặp bao gồm giảm thích thú tình dục, liệt dương hoặc mất khoái cảm. Hầu hết bệnh nhân phàn nàn về rối loạn giấc ngủ, với nhiều dạng khác nhau. Khó đi vào giấc ngủ, hay thức giấc, thức dậy sớm không ngủ lại được là phổ biến, có trường hợp lại ngủ nhiều.

Bệnh nhân cám thấy từ từ bị mất sức lực, mất hoạt động chậm chạp trong vận dộng, cũng có trường hợp bị xáo trộn tâm thần. Các triệu chứng cơ thê khác là: đau, đau lan man, kéo dài; khô miệng, đắng miệng; da xanh nhợt; táo bón và rối loạn kinh nguyệt.

Sức khỏe thể chất bị suy giảm do vậy ảnh hưởng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cơ thế và tỷ lệ tử vong.

>> Ám ảnh cưỡng bức là gì?

Ý tưởng hành vi và mưu toan tự sát:

Ý nghĩ tự sát và thường nghĩ về cái chết xảy ra ỏ' 2/3 sô bệnh nhân trầm cảm. Trong đó có 10-15% thực hiện hành vi tự sát.

Các hành vi tự hủy hoại cơ thể. Ví dụ: tự cắt, tự xẻo củng có thể xảy ra.

Bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị tai nạn cao do không quan tâm đến sông - chết.

Cảm giác tội lỗi:

Cảm giác tội lỗi là cảm giác tự buộc tội, tự chỉ trích, cùng với sự hối tiếc, cái gì xảy ra không tốt đều do bệnh nhân. Ví dụ: bệnh nhân nói: Tôi làm hỏng cuộc dời của con tôi; con của bệnh nhân giải thích an ủi cùng vô ích.

Cảm giác tội lỗi có thể là thứ phát của trầm cảm (bệnh nhản cảm thấy bất lực, không có khả năng thực hiện trách nhiệm của họ). Hoặc là tiên phát từ chính bản chất cùa sự trầm cảm biêu hiện một hoang tưởng tội lỗi.

Biếu hiện loạn thần:

Các hoang tưởng thường phù hợp với cám xúc bao gồm: hoang tướng bị mất giá trị, bị tội lỗi, bị truy hại hoặc hư vô (không tồn tại). Những bệnh nhân có loại hoang tưởng này rất nguy hiểm họ cỏ thể tự sát và giết cả gia đình “để cứu I.hoát họ, đế cùng nhau được thoải mái”.

Hoang tưởng không phù hợp cảm xúc: hoang tưởng bị đầu độc, bị hàng xóm ám hại ... Ao giác thường là ảo thanhớnh: nghe tiếng nói xỉ vả, chửi bới).

Biểu hiện ít phổ biến:

- Trẻ em bị trầm cảm có thế có biểu hiện rối loạn hành vi: bỏ học, bỏ ăn, lang thang.

- Người già trầm cảm có thề có: táo bón, giảm cân, nghi là bị bệnh, khó tập trung, giảm trí nhớ, mất trí giả, mất định hướng.

- Có bệnh nhân không muôn phàn nàn về cái buồn mà biếu hiện một hưng cảm giả tạo: hoặc quy khó khăn của họ cho người khác.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.